Giải đáp thắc mắc đau bụng kinh và có thai khác nhau như thế nào?

Đau bụng kinh và có thai thường rất giống nhau, khiến nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng hai cơn đau này để có cách giảm đau phù hợp. Vậy đau bụng có thai khác đau bụng kinh như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Mục Lục

Đau bụng kinh và có thai khác nhau như thế nào?

Triệu chứng hai loại đau bụng của phụ nữ

Không ít phụ nữ hiểu lầm mình đang mang thai khi bị đau bụng dù thực tế đó chỉ là triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ 1 – 2 tuần trước ngày đèn đỏ.

Phân biệt máu kinh và máu báo thai
Phân biệt máu kinh và máu báo thai

Tìm hiểu thêm: đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Biểu hiện của tiền kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng đau bụng kinh có khá nhiều điểm tương đồng với triệu chứng đau bụng do có thai.

Sự khác biệt giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai cần chú ý cảm nhận thật kỹ, mới có thể nhận ra:

Cơn đau bụng kinh:

  • Đau bụng kinh là cơn đau bụng co thắt hoặc âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới khi tử cung co bóp tống máu kinh ra bên ngoài. Cơn đau bụng kinh thường đau lan ra sau lưng (gây mỏi lưng) và đau xuống bắp đùi.
  • Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 2 – 3 ngày. Mức độ đau bụng càng giảm dần khi càng về cuối chu kỳ kinh.
Đau bụng kinh
Đau bụng kinh

Tìm hiểu thêm: đau bụng kinh nên làm gì

Đau bụng có thai:

  • Đau bụng khi có thai là cơn đau bụng lệch hẳn về một bên, phần bụng dưới sẽ có cảm giác hơi tức nhẹ. Chị em có thể bị đau bụng lâm râm, đau bụng khi hắt hơi, đau bụng khi cười lớn hoặc ngay cả khi đứng quá lâu… Đau bụng có thai sẽ kết thúc nhanh, không kéo dài trong nhiều ngày.
  • Cơn đau bụng khi có thai thường xuất hiện trong tháng đầu tiên – thời gian bào thai di chuyển về tử cung và làm tổ. Những bà bầu bị nghén sớm ngay từ tháng đầu cũng có thể bị đau bụng.

Thông thường, nhiều chị em vẫn bị nhầm lần giữa cơn đau bụng kinh và đau bụng có thai. Vì vậy, ngoài biểu hiện trên, chị em hãy quan sát các dấu hiệu hiệu đi kèm dưới đây giúp phân biệt dễ dàng hơn.

Bên cạnh sự khác nhau giữa cơn đau bụng có thai và đau bụng kinh, một số dấu hiệu đi kèm khác cũng giúp nhận biết bạn sắp đến kỳ kinh hay là đang có thai.

Xuất hiện máu

Ở phụ nữ có thai sẽ xuất hiện máu báo thai: chị em sẽ thấy một chút máu ở “chip chip”, máu thường có màu nâu đậm hoặc màu hồng. Máu báo thai chỉ kéo dài 1 – 2 ngày, lượng máu không nhiều, không tiết kèm nhiều dịch, không vón cục và không có mùi.

Máu báo thai thường xuất hiện sau khi thụ thai thành công khoảng 7 -14 ngày. Nhiều chị em không biết (chủ yếu là các chị em mang thai lần đầu) dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng tắc kinh.

hị em bị đau bụng kinh sẽ thấy máu kinh trước hoặc sau cơn đau bụng kinh vài giờ. Lượng kinh máu chảy nhiều, màu đỏ đậm hoặc đỏ thẫm, có lẫn dịch nhầy, có thể bị vón cục… Máu kinh ra nhiều trong khoảng 3 ngày đầu tiên và giảm dần ở những ngày sau đó.

Cảm giác ngực thay đổi

Ở phụ nữ mang thai, đây là thay đổi sớm nhất của cơ thể khi bắt đầu mang thai mà chị em tự cảm nhận được (khiến nhiều chị em bị nhầm lẫn với hiện tượng ngực to hơn khi sắp đến kỳ kinh). Chị em có cảm giác phần ngực nhạy cảm hơn, ngực đầy đặn, nặng và to hơn và kèm theo cảm giác hơi đau ngực.

Khi gần đến chu kỳ kinh (trước khoảng 7 – 10 ngày), chị em có cảm giác ngực to hơn, khi ấn nhẹ có cảm giác hơi đau. Nhưng khi kết thúc chu kỳ kinh, ngực hết đau tức và quay trở về “size thường”.

Chuột rút

Bà bầu thường bị chuột rút từ thai kỳ tháng thứ 3. Mức độ chuột rút sẽ nhiều dần khi bầu to hoặc khi mẹ bầu bị thiếu canxi. Nhưng cũng có nhiều mẹ bầu không bị chuột rút.

Với chị em không mang thai, trước hoặc trong kỳ kinh có thể bị chuột rút từ 1 – 2 ngày và sẽ tự hết sau đó.

Buồn nôn

Phụ nữ mới mang thai đa phần đều xuất hiện buồn nôn sau khi có máu báo thai vài tuần. Các cơn buồn nôn, nôn khan hay còn gọi chung là ốm nghén xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ (có thể sớm hoặc muộn hơn). Buồn nôn có thể kéo dài vài tháng làm bà bầu khó ăn, sợ ăn, người mệt mỏi, xanh xao…

Đau bụng kinh thông thường không xuất hiện buồn nôn. Nếu chị em biết chính xác mình không mang thai nhưng lại thấy đau bụng kinh dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, ngất xỉu… Đây là trường hợp đau bụng kinh bất thường. Chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe cũng như giúp phát hiện các bệnh lý (nếu có) một cách sớm nhất.

Qua bài viết này mong rằng các chị em  có được bí quyết để phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng khi có thai. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc mình thật tốt, đặc biệt là khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai.

Rate this post