Bơi lội là hoạt động thể thao được ưa chuộng trong ngày hè, giúp bạn thư giãn và có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bể bơi lại là nơi chứa nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là những ngày hè, khi lượng người sử dụng tăng và chất lượng vệ sinh chưa chắc đã được đảm bảo.
Viêm tai và một số bệnh về mắt
Trong quá trình bơi thì những nấm mốc, một vài loại vi khuẩn gây hại trong nước hồ bơi sẽ đọng lại ở tai . Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc, chữa trị cẩn thận có thể dẫn đến thủng tai trong và hiện tượng suy giảm thính lực kéo dài.
Bể bơi cũng là nơi tiềm ẩn những bệnh về mắt phổ biến như đau mắt đỏ và kích ứng mắt. Theo những chuyên gia về mắt thì đau mắt đỏ cũng là căn bệnh dễ bị lây nhiễm ở những nơi công cộng, đặc biệt là hồ bơi. Những vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái trong nước hồ bơi và truyền bệnh cho cho con người. Bệnh lý này dễ xảy ra ở những người không có thói quen đeo kính, mở mắt khi bơi, khiến nước tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Những trường hợp bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều ghèn, nhức mắt khi nhìn thấy ánh sáng… Bệnh này nếu không được chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.
Bệnh về tóc
Bên cạnh đó, những hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, cũng có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Chính vì thế, khi đi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
Bệnh phụ khoa
Một số nghiên cứu cho thấy, nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Đặc biệt, dưới môi trường nước, những loại vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Đặc biệt, nguy hiểm nhất là bệnh lậu.
Bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột
Nguồn nước trong bể bơi, đặc biệt là bể bơi không hợp vệ sinh là môi trường lý tưởng để mầm bệnh gây tiêu chảy phát triển. Vi khuẩn này có tên là Cryptosporidium – một ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột sinh sống. Ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Theo chia sẻ của những tin tức sức khỏe và đời sống, để tránh mầm bệnh tại bể bơi, người đi bơi cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Bạn cũng cần tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, không đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì có thể truyền bệnh cho người khác.
Những bệnh ngoài da
Bệnh ngoài da là những bệnh phổ biến nhất thường gặp tại bể bơi công cộng. Một ngày, hồ bơi tiếp nhận rất nhiều lượt khách và trong số đó chắc chắn có những người mắc bệnh về da liễu, nấm ngứa chân tay. Chính vì thế, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý về da khi đi bơi là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, việc xử lý nước trong hồ bơi cũng không đảm bảo khi nồng độ pH quá ít hoặc lượng clo quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương da.
Một số bệnh ngoài da ở hồ bơi như nấm, lang ben, viêm da… Bên cạnh đó, những chất sử dụng để khử trùng, làm xanh nước bể bơi cũng chính là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc .Nấm kẽ chân là bệnh dễ mắc khi đi bơi. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân sẽ có biểu hiện bợt trắng, có thể xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân.
Bệnh hen ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen ở trẻ em chính là do những chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Khi có những hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại những bể bơi công cộng.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch công hay tư được nhiều thí sinh…
Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy năm 2024 của Trường Cao đẳng…
Ngành Điều dưỡng học trường nào? Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất…
Học Ngôn ngữ Trung nên học Cao đẳng hay Đại học? Đây là băn khoăn…
Bạn đang muốn xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhưng…
Những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Dược…