Thuốc Ferrovit thường được dùng để bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và các chứng thiếu máu do thiếu chất sắt. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.
Mục Lục
Thuốc Ferrovit là thuốc thuộc nhóm thuốc bổ, vitamin và khoáng chất, thường được dùng để bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và các chứng thiếu máu thiếu sắt.
Một hộp thuốc sắt Ferrovit 10mg gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang mềm. Trong một viên nang mềm có chứa 3 hoạt chất chính là:
Ngoài ra, trong thuốc còn chứa các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Sáp ong trắng, vanillin, glycerin, gelatin, dầu đậu nành, dầu thực vật hydro hóa, lecithin, aerosil 200, carmoisin, tiatn oxyd, ponceau 4R, màu Sunset Yellow và nước tinh khiết.
Thuốc Ferrovit được chỉ định điều trị chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai và các chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, thanh thiếu niên. Thuốc cũng được dùng cho trường hợp người lớn bị chảy máu bên trong như chảy máu đường ruột, chảy máu do loét, người đang điều trị tách máu hay phẫu thuật dạ dày.
Thuốc Ferrovit mang lại những tác dụng như sau:
Thuốc Ferrovit phù hợp với các đối tượng khác nhau, tuy nhiên tốt nhất là những phụ nữ độ tuổi dậy thì, trước, trong và sau thời kỳ mang thai. Dự phòng thiếu sắt và Acid Folic ở trẻ em là đối tượng cần bổ sung nhiều sắt để tăng trưởng và phát triển ở thiếu nữ tại các giai đoạn hành kinh, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mất máu và ở phụ nữ mang thai cần nhiều sắt để tăng thể tích máu và phát triển của bào thai.
Cách dùng
Thuốc Ferrovit được bào chế dạng viên nang mềm, dùng đường uống với một cốc nước lọc hay nước sôi để nguội. Bạn nên uống thuốc lúc đói hoặc có thể uống thuốc cùng thức ăn để giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng bệnh mà liều dùng giữa các đối tượng có thể khác nhau.
Cách xử trí trong trường hợp quá hoặc quên liều
Thuốc sắt Ferrovit sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng quá số liều quy định. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được kiểm tra tình hình sức khỏe.
Nếu như bạn quên dùng 1 liều Ferrovit, hãy uống ngay sau khi nhớ ra điều này. Trong trường hợp bạn đã uống liều bổ sung ở thời gian gần với liều kế tiếp (ít hơn 4h), hãy bỏ qua liều thuốc đã quên đó và tiếp tục uống theo đúng kế hoạch. Việc tự ý tăng liều Ferrovit lên để bù lại số đã bỏ lỡ sẽ chỉ khiến bạn bị rối loạn hấp thụ chất sắt, tuyệt đối không tăng thêm công dụng của thuốc.
➤ Xem thêm: Những điều cần biết trước khi sử dụng thuốc Ciprobay
Trong quá trình sử dụng thuốc Ferrovit, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đỏ bừng mặt và tứ chi, da phát ban, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, táo bón và đi ngoài phân đen.
Tuy nhiên, trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải. Nếu thấy bất kỳ các triệu chứng nào kể trên hoặc có những biểu hiện bất thường khác cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Thuốc Ferrovit có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn hãy thông báo cho bác sĩ những thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng.
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Một số thuốc có thể tương tác với thuốc bổ máu Ferrovit khi dùng chung bao gồm:
Để sử dụng thuốc Ferrovit an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
Thuốc Ferrovit cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao. Do đó, người dùng không được đặt thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh, vì sẽ có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Trường hợp thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn không được tự ý vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Tổng hợp
Việc tra cứu giá thuốc hay những trang thiết bị Y tế sẽ giúp người…
Bạn đang quan tâm đến ngành Y Dược và mong muốn theo học tại Trường…
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch công hay tư được nhiều thí sinh…
Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy năm 2024 của Trường Cao đẳng…
Ngành Điều dưỡng học trường nào? Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất…
Học Ngôn ngữ Trung nên học Cao đẳng hay Đại học? Đây là băn khoăn…