Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm , có thể gây biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy bệnh lao phổi là gì? Bệnh lao phổi có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm, thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh được chia thành hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.
Trong đó, lao phổi chiếm hơn 80% những trường hợp mắc bệnh lao. Người bệnh xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây truyền bệnh lao phổi co những người xung quanh.
Bệnh lao ngoài phổi có ít nguy cơ lây nhiễm cho người khác, bao gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao hệ sinh dịch- tiết niệu, lao ruột…
Theo số liệu thống kê, năm 2015 có 1,8 triệu người chết do mắc lao phổi trong số 10,4 triệu người mắc bệnh. Tổ chức y tế thế giới ước tính rằng 9 triệu người mỗi năm mắc bệnh lao, và 3 triệu người trong số này không được điều trị y tế. Bệnh lao cũng được xem là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44 .
Bên cạnh bệnh lao phổi là gì thì bệnh lao phổi có di truyền không là vấn đề nhiều người thắc mắc.
Theo chia sẻ của những bác sĩ chuyên môn, bản thân bệnh lao thì không di truyền, song ở một số người có loại gen nhạy cảm với bệnh lao thì có thể di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có các ren này thì chắc chắn sẽ truyền bệnh cho con cái của họ.
Để loại trừ trường hợp này, bạn có tể đến Viện di truyền học để làm xét nghiệm gen xem có ai có gen nhạy cảm với bệnh lao hay không. Nếu phát hiện những gen này cần có sự theo dõi đặc biệt đến sức khỏe của trẻ cũng như sử dụng biện pháp để tránh lây nhiễm. Đặc biệt, cần tiêm phòng lao đầy đủ và làm xét nghiệm lao hàng năm.
*** Xem thêm
Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong danh sách những bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới.
Theo bác sĩ chuyên ngành, sau khi bị nhiễm lao thì ở cơ thể người bệnh có sinh ra chất miễn dịch, đôi khi là đến suốt đời, song có điều nó không làm tổn hại đến những loại bệnh khác. Nhiều trường hợp, người mắc bệnh lao kèm với những bệnh khác như tiểu đường, nghiện rượu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Theo đó, sự miễn dịch không có tác dụng đối với các dạng thể của lao.
Để tránh nguy cơ lây bệnh, cần phải thực hiện biện pháp khử trùng với những biện pháp hỗ trợ của Viện vệ sinh dịch tễ.Trường hợp người bệnh sinh hoạt ở nhà thì phải dùng khăn rửa mặt, xà phòng, bàn chải đánh răng riêng và những đồ dùng này luôn phải để riêng.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra các phòng ở và theo dõi sức khỏe của người nhà sống cùng bệnh nhân. Những người từ 14 tuổi trở lên hàng năm nên đi kiểm tra xét nghiệm phản ứng lao.
Những trường hợp tương tự như vậy không hiếm gặp. Có dạng đã nhiễm bệnh lao khi mà quá trình viêm phổi đã được hạn chế hoặc đã khỏi. Những vi khuẩn này không ngấm vào cơ thể và người ta không có một cảm giác khó chịu nào, vì thế không chỉ là bệnh lao mà ngay cả những bệnh giống như lao cũng khó chẩn đoán được. Khả năng tái mắc bệnh ở những bệnh nhân này không cao hơn mà có thể thấp hơn ở những người khác.
Vi khuẩn lao có thể có trong sữa và trong thịt động vật bị nhiễm bệnh. Những loại thực phẩm này nên mua ở cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ và đã qua kiểm dịch. Cần lưu ý không nên ăn gỏi thịt vì có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh lao phổi. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu bệnh lao phổi là gì cũng như một số điều cần biết về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch công hay tư được nhiều thí sinh…
Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy năm 2024 của Trường Cao đẳng…
Ngành Điều dưỡng học trường nào? Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất…
Học Ngôn ngữ Trung nên học Cao đẳng hay Đại học? Đây là băn khoăn…
Bạn đang muốn xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhưng…
Những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Dược…