Bị đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau? Đây là một vấn đề được nhiều chị em đặc biệt quan tâm trong những ngày hành kinh nguyệt. Dưới đây bài viết sẽ “mách” bạn một số bí quyết giúp bạn làm giảm những cơn đau bụng kinh.
Mục Lục
1. Hiện tượng đau bụng kinh là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên, xuất hiện theo chu kỳ hàng tháng ở nữ giới. Hiện tượng này bắt đầu từ khi đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đối với nhiều chị em, mỗi kỳ kinh nguyệt lại là nỗi sợ hãi bởi những cơn đau bụng kinh hành hạ.
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, có nhiều mức độ khác nhau, với một số người chỉ bị đau nhẹ, nhưng có người lại đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, hoặc đau thành từng cơn dữ dội… Đau bụng kinh không chỉ khiến chị em rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, mà nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị sớm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, gây hiếm muộn vô sinh ở nữ giới…
Bị đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?
Hiện tượng đau bụng kinh thường xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, với những cơn đau quặn và dữ dội ở vùng bụng dưới. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể chỉ gây khó chịu hoặc khiến người bệnh không thể hoạt động và đi đứng như bình thường.
Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như: Lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… mà chúng ta cần chú ý.
2. Các triệu chứng đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, có một triệu chứng thường gặp nhất đó là đau thắt vùng bụng dưới. Cơn đau này có thể xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt và đau dữ dội vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó giảm dần. Người mắc phải sẽ cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ, thậm chí đau cả sang lưng. Khi bị đau bụng kinh, người phụ nữ thường rất khó chịu và hầu như không thể đi đứng, ngồi, sinh hoạt và ăn uống như bình thường.
Cụ thể, các triệu chứng đau bụng kinh thông thường bao gồm:
- Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
- Cơn đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong-3 ngày.
- Đau âm ỉ liên tục.
- Đau lan ra lưng và xuống đùi.
- Cảm thấy áp lực trong bụng.
Ngoài ra, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng:
- Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
- Phân lỏng
- Nhức đầu, chóng mặt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Bị đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?
Đau bụng kinh không chỉ gây khó chịu cho chị em mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt trong những ngày kinh nguyệt. Hãy áp dụng một số cách dưới đây để giảm bớt các cơn đau bụng kinh.
Chườm – Tắm nước nóng
Việc chườm ấm vùng bụng dưới sẽ giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng và khí huyết được lưu thông thuận lợi, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Bạn có thể chườm ấm bằng cách sử dụng miếng dán nóng, chai nước nóng hay túi chườm.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên tắm nước nóng khi tới kỳ kinh nguyệt, đây là một liệu pháp điều hòa cơ thể, đồng thời giúp làm giảm đau bụng kinh.
Massage
Khi xuất hiện các cơn đau bụng kinh, bạn hãy thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn sẽ cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, máu được lưu thông tốt hơn, từ đó giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.
Châm cứu
Một số nghiên cứu cho thấy, sau khi châm cứu, các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên hơn, giúp cơ được thả lỏng.
Uống vitamin tổng hợp
Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng. Do đó, trong những ngày hành kinh, bạn có thể sử dụng các loại vitamin này để bổ sung cho cơ thể.
Uống nước ấm
Uống nước ấm cũng có tác dụng như túi chườm nóng. Bạn hãy uống một cốc nước ấm khoảng 250ml sẽ giúp các cơ bụng được thả lỏng.
Bị đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?
➤ Xem thêm: Dấu hiệu đau bụng trên bên phải cảnh báo những căn bệnh gì?
Sử dụng gừng tươi
Bạn giã nhỏ gừng tươi hoặc cắt thành từng lát mỏng, đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp) trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng hoặc pha chế gừng tươi với mật ong trộn đều sau đó ăn kèm với cơm cũng là 1 cách làm giúp xoa dịu cơn đau bụng.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh là một điều cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp xoa dịu các triệu chứng của kinh nguyệt nói chung, bao gồm đau bụng kinh. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giải phóng endorphin, đây là loại thuốc giảm đau tự nhiên. Endorphin cũng giúp bạn đối phó với prostaglandins trong cơ thể gây co thắt và đau đớn. Do đó, hoạt động thể chất có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập aerobic hay yoga khác nhau, hoặc thử các bài vận động trung bình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Bên cạnh đó, các động tác co giãn cơ đơn giản để co duỗi lưng hoặc bụng, tuỳ thuộc vào khu vực mà bạn cảm thấy đau đớn nhiều nhất.
Ngủ ngon và đủ giấc
Trong những ngày hành kinh nguyệt, việc hormone thay đổi cùng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ khuyên bạn nên nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này sẽ giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Sử dụng thuốc làm dịu cơn đau
Một phương pháp làm giảm đau bụng kinh nhanh và hiệu quả đó là sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3… Đây là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.
Ngoài ra, bạn cần phải hạn chế các loại thức ăn mặn, các loại đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo, do đó, nó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Nên uống nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga, nước giải khát, đặc biệt là giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề đau bụng kinh ở phụ nữ, chắc hẳn sẽ giải đáp được thắc mắc khi đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau.
Tổng hợp