Hiện tượng đau bụng bên trái là bị gì hay đau bụng bên trái rốn ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé?
Mục Lục
1. Các cơ quan ở vùng bụng trái
Vùng bụng bên trái là vị trí của nhiều cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, những cơn đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu bất thường của các cơ quan này. Cụ thể:
- Lá lách
- Đuôi tụy
- Thận trái
- Thùy gan trái
- Một phần dạ dày
- Một phần ruột già
- Phần niệu quản trái
- Đáy phổi trái
- Buồng trứng
- Đại tràng
- Tuyến thượng thận trái
Khi các cơ quan này bị tổn thương có thể sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng bên trái và kèm theo các triệu chứng riêng biệt. Tùy vào mức độ đau bụng và các triệu chứng khác mà bác sĩ có thể xác định nguyên nhân bệnh.
Đau bụng bên trái là bị gì?
2. Dấu hiệu đau bụng bên trái là bị gì?
Tình trạng đau bụng dưới bên trái xuất hiện có thể do một số bệnh lý như:
Bệnh về hệ tiêu hóa
Khi có hiện tượng đau bụng dưới thường là do mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh này liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Những cơn đau bụng dưới thường kèm theo những triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn…
Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt…
Bệnh lý của hệ sinh sản
Tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ thường xảy ra với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái là những dấu hiệu về những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh xơ tử cung…
Đối với nam giới, những cơn đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến sinh sản gây nên như: nhiễm trùng/ viêm túi tinh, nhiễm trùng/ viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn,…
Hệ bài tiết gặp vấn đề
Nếu bị đau bụng dưới bên trái thì người đó có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là một trong những hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu gây nên những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó, có một số triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu buốt hay có thể đi ra máu, buồn nôn, nôn mửa…
Hay các bệnh nhiễm trùng đường niệu cũng có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái. Kèm theo những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.
Các bệnh khác liên quan
Bên cạnh các bệnh chính trên, khi có hiện tượng đau bụng dưới bên trái, bạn có thể mắc phải một số bệnh khác, những vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột tại vị trí này.
Khi xảy ra tình trạng bị đau bụng dưới bên trái khá nguy hiểm, do đó, mọi người không nên quá chủ quan bởi có thể để lại một số biến chứng không như mong muốn cho sức khỏe về sau. Cùng với đó, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.
3. Hiện tượng đau bụng bên trái rốn ở nữ
Nếu như bạn thấy mình có hiện tượng đau bụng bên trái ngang rốn thường xuyên thì rất nguy hiểm. Bởi đây không phải là hiện tượng đau bụng bình thường, có khả năng bạn đang mắc phải một số căn bệnh nào đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.
Đau phía trên
Nếu bị đau bụng ở phía trên thì có thể là bạn bị đau dạ dày, tụy và ruột. Khi bị đau dạ dày sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội, với cảm giác nóng bụng, thấy đói cho dù bạn đã ăn no, nhưng khi ăn no lại gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác nôn mửa. Nếu như người bệnh ăn các loại đồ chua cay, nóng sẽ khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Đau bụng bên trái là bị gì?
➤ Xem thêm: Bệnh Lao Phổi Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì? Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cần Biết
Khi bị cơn đau tụy thì người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, với biểu hiện cơn đau lan cả ra sau lưng. Người bệnh có thể sẽ bị nôn mửa và ăn không thấy ngon miệng hoặc cũng như không ăn được, nên dẫn đến cơ thể bị suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Còn khi người bệnh bị đau thận thì cơn đau sẽ lan từ sau lưng trái ra trước bụng trái, với các cơn đau dữ dội, không đi lại được và diễn ra trong thời gian dài. Kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ và đi tiểu ra máu.
Đau phía dưới
Nếu có hiện tượng đau bụng dưới bên trái ở nữ thì rất có thể là do bạn bị sưng ruột già, đường tiểu gặp khó khăn, co thắt ruột già. Khi bị sưng ruột già sẽ khiến cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt ruột già, sưng ruột già thậm chí là ung thư ruột già.
Đối với phụ nữ, có khả năng đã mắc phải các bệnh như u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng, viêm vòi trứng, đau tử cung. Các bệnh về buồng trứng ở phụ nữ sẽ gây ra các cơn đau bụng bên trái ngang rốn rất khó chịu, có lúc lại đau quặn bụng, đầy bụng, trướng bụng, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng.
4. Đau bụng bên trái rốn ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi bị đau bụng bên trái nữ ở rốm, các chị em nên nghĩ ngay đến khả năng mắc một số bệnh liên quan đến các bộ phận sinh sản bao gồm buồng trứng và tử cung. Các bệnh có thể gây ra hiện tượng đau bụng bên trái rốn ở nữ là:
- U nang buồng trứng: Là hiện tượng xuất hiện một khối u chứa dịch lỏng ở buồng trứng.
- U xơ tử cung: Là hiện tượng các khối u lành tính xuất hiện trên hoặc trong tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung: Là hiện tượng khi các mô trong lòng tử cung phát triển ở ngoài tử cung, rồi bong ra, gây chảy máu trong, và nhiễm trùng.
- Các bệnh này thường đi kèm với các triệu chứng khác như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau rát vùng kín…
Nếu như phụ nữ đang mang thai xuất hiện triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn có thể là triệu chứng sắp sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi đó các bạn cần đi khám bác sĩ sản khoa ngay lập tức.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hiện tượng đau bụng bên trái là bị gì. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, nếu xuất hiện các hiện tượng trên thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Tổng hợp