Bệnh lao phổi có lây không hay bệnh lao phổi lây nhiễm như thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Theo những chuyên gia sức khỏe, lao là tình trạng nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn Koch, thường gặp nhất ở phổi (85 – 90%) .Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết (lao hạch), hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương khớp và da. Vậy bệnh lao phổi là bệnh di truyền hay do lây nhiễm?
Mục Lục
1. Bệnh lao phổi có lây không?
Bệnh lao phổi có lây không? Theo kết quả nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu cho thấy, bệnh lao phổi không tồn tại ổ chứa mầm bệnh trong tự nhiên và cũng không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh chủ yếu từ người bị lao phổi trong khi khạc đờm, ho ra vi khuẩn …Bệnh lao phổi có thể bị lây truyền từ người này sang người khác. Vi trùng lao sẽ lan nhanh chóng từ không khí vào bên trong cơ thể khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ….
Bệnh lao phổi có lây không? Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Nếu bạn có cơ địa kém thì chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn cũng đã nhiễm lao. Vì thế, một bệnh nhân bị lao phổi có thể lây nhiễm sang cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua những hoạt động giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt, nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ lây lan còn tăng theo cấp số nhân.
Những người có sức đề kháng tốt thì sẽ ngăn cản không cho vi khuẩn lao sinh sôi và phát triển. Với trường hợp sức đề kháng kém, sức đề kháng bị giảm sút ở người phụ nữ mang thai hay đang mắc phải bệnh suy giảm như đều sẽ nhanh chóng phát bệnh.
Đa số những người bị nhiễm lao phổi đều không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Vi khuẩn khi đã xâm nhập có thể bất động trong cơ thể và có thể tác động đến cơ thể sau nhiều năm khi hệ miễn dịch trở nên suy yếu.
2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Lây nhiễm như thế nào?
Vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi một người mắc lao phổi thể hoạt động không được điều trị ho, nói, hắt hơi, khạc, cười hoặc hát có thể bị hít vào phổi người tiếp xúc gần đó và gây bệnh tại phổi.
*** Xem thêm: Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?
Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Hầu hết những người bị lao phổi thể hoạt động được điều trị đúng thuốc ít nhất trong 2 tuần là không lây nhiễm nữa. Vậy đâu là những người dễ bị truyền nhiễm lao phổi?
- Những đối tượng nhiễm HIV/ AIDS, đái tháo đường, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, ung thư.
- Người đang hóa trị, xạ trị ung thư, corticoid, thuốc chống thải ghép dùng sau ghép tạng.
- Trẻ nhỏ hoặc người già, người suy dinh dưỡng.
3. Làm thế nào để phòng tránh bệnh lao phổi lây nhiễm?
Để phòng tránh sự lan truyền vi khuẩn lao cho người xung quanh, bạn cần:
Nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị lao.
Tạo sự thông thoáng trong phòng: bào tử lao có thể lây lan dễ dàng trong không gian đóng khi không có không khí lưu thông.
Che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài: Sử dụng miếng vải che miệng bất cứ khi nào cười, nói, ho, hắt hơi. Để miếng vải trong cái túi, buộc kín và vứt vào thùng rác.
Tuân thủ quá trình trị liệu là bước quan trọng trong quá trình điều trị lao nhằm bảo vệ bệnh nhân và người xung quanh khỏi lao.
Đặc biệt, cần tiêm phòng lao phổi theo đúng định kỳ. Tại nước lưu hành bệnh lao cao như nước ta, trẻ sơ sinh được tiêm phòng lao với vắc xin BCG nhằm ngăn ngừa lao nặng ở trẻ em. Tuy nhiên vắc xin BCG không có hiệu quả bảo vệ 100%.
Ngoài ra, cần nâng cao sức khỏe bản thân, lối sống lành mạnh: Mỗi người trong cộng đồng đều cần có ý thức nâng cao sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá… Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, sống ở nơi không khí lưu thông và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.
Như vậy, bệnh lao là một bệnh có khả năng truyền nhiễm và lây lan cao. Vì thế, cần có cách phòng tránh an toàn và hiệu quả.