Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Bệnh gút nên ăn gì? Hay bệnh gút nên kiêng cữ những gì? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về căn bệnh này. Dưới đây bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến bệnh gút để giúp bạn có phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Mục Lục

1. Bệnh gút là gì?

Gút hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp. Bệnh này thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là những người thừa cân, có chế độ ăn nhiều đạm và thường xuyên sử dụng rượu bia.

Nguyên nhân hình thành bệnh gút là do rối loạn acid uric trong máu dẫn và có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể, dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat trong khớp gây sưng viêm, đau nhức. Trong khi đó, acid uric lại là một chất được tạo ra từ quá trình phân hủy nhân purin có trong các thực phẩm giàu đạm. 

bệnh gút nên kiêng cữ những gìBệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, cơ thể sẽ tăng axit uric. Vì vậy, ngăn chặn sự phát triển của bệnh và tránh các cơn đau của bệnh tái phát thì trước tiên phải kiểm soát hàm lượng purin nạp vào cơ thể. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng những thực phẩm có nhân purin.

2. Bệnh gút nên ăn gì?

Những người bị gút nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh, nên ăn những loại thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, rau củ quả… Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị gút. Cụ thể:

– Rau cần: Đây là loại rau có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt mà không chứa nhân purin nên rất tốt cho người bị gút. Bạn có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày.

– Bí xanh: Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, chứa ít purin. Ăn bí xanh giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc và giúp đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Đây chính là loại thực phẩm mà người bị bệnh gút nên bổ sung vào thực đơn của mình.

– Bí đỏ: Loại thực phẩm này có tính ấm, vị ngọt và hầu như không chứa nhân purin. Đây là thực phẩm lý tưởng dành cho người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric trong máu, bệnh gút…

– Súp lơ: Loại rau này có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và chứa ít nhân purin nên thích hợp cho người có nồng độ axit uric trong máu cao hoặc những người bị gút.

– Khoai tây: Đây là loại thực phẩm kiềm tính, giàu kali và không chứa nhân purin.

– Cải xanh: Là loại rau kiềm tính và không chứa nhân purin, có tác dụng giải nhiệt, thông lợi tràng vị, rất thích hợp cho người bị mắc gút.

– Dưa chuột: Tính mát của dưa chuột giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường bài tiết axit uric qua đường tiết niệu.

– Nho: Là loại trái cây chứa nhiều nước, giàu sinh tố, không chứa nhân purin, tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện nên tốt cho người mắc gút.

– Lê và táo: Hai loại quả này đề có tính mát, vị ngọt, không có nhân purin, giúp thanh nhiệt, rất tốt cho bệnh nhân gút cấp tính và mãn tính.

– Dứa: Là loại quả chứa nhiều axit như axit citric, axit malic, vitamin A, B và hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng… Nước ép dứa tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm khớp, bệnh gút…

– Quả anh đào: Đây là loại quả rất giàu vitamin C, giúp giảm lượng axit uric trong máu, giảm đau do gút hiệu quả.

3. Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp cho người bệnh gút ngăn ngừa và giảm thiểu được những cơn đau nhức chân, tay. Hơn nữa, đây còn là giải pháp an toàn nhằm kiểm soát nồng độ axit uric trong máu về ngưỡng cân bằng. 

Bệnh gút nên kiêng ăn gì?

Rượu bia

Trong thành phần của bia có lượng purin rất lớn. Vì vậy, uống bia không chỉ làm tăng nồng độ axit uric trong máu mà còn ngăn chặn cơ thể loại bỏ chất này qua đường tiết niệu. Theo nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có nguy cơ mắc gút cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.

Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh gút. Bởi rượu sẽ cản trở quá trình đào thải axit uric qua thận. Do đó, để hạn chế những cơn đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển, người bệnh gút nên kiêng rượu bia hoàn toàn.

Thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm

bệnh gút nên kiêng ăn gì

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Xem thêm: Bệnh Lao Phổi Là Gì? Bệnh Lao Phổi Có Di Truyền Không?

Thịt đỏ là những loại thịt có màu sắc đỏ tươi khi còn sống. Loại thực phẩm này có chứa hàm lượng purin cao thường trên 150mg/100g. Trong khi đó, người bệnh gút chỉ được sử dụng tối đa 135 – 150mg purin/ngày. 

Một số loại thịt giàu đạm chứa nhiều nhân purin có thể kể đến như thịt nạc bò, thịt dê, thịt chó, thịt cừu, thịt mèo, thịt heo… Tuy nhiên, mỗi loại thịt đỏ này sẽ có hàm lượng purin khác nhau, do đó nếu muốn sử dụng, người bệnh nên cân nhắc kỹ, thỉnh thoảng ăn ở mức độ thấp để không bị các cơn đau tái phát và những cơn gút cấp tấn công.

Hải sản

Các loại hải sản như cá ngừ, cá trích, cá hồi, sò nghêu, ốc hến… là những thực phẩm chứa nhiều purin, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Khi ăn vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành axit uric trong máu và gia tăng các tinh thể muối urat làm bệnh gút thêm nghiêm trọng hơn. Vì vậy người mắc bệnh gút nên tránh ăn các thực phẩm này. Người chưa bị gút thì nên ăn ít hơn 120g hải sản một ngày.

Trong đó, cá biển là thực phẩm mà người bệnh gút nên hạn chế. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng cá nước ngọt thay thế như: cá rô phi, cá trắm cỏ… để hạn chế nhân purin.

Nội tạng động vật

Một số nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, phổi… có chứa nhiều nucleoprotein, khi tiêu hóa sẽ sản sinh ra purin. Các chất purin này sinh ra các tinh thể urat ứ đọng trong các mô mềm và khớp, gây nguy hiểm cho người bệnh gút. Không chỉ khiến bệnh gút nặng hơn, các thực phẩm này còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch và huyết áp.

Thực phẩm giàu chất béo

Những loại thực phẩm giàu chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất của cơ thể, khiến các acid uric bị lắng đọng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu chất béo còn có nguy cơ gây ra tăng cân, béo phì lại không tốt cho sự hấp thu của cơ thể. Những thực phẩm này là mỡ, da động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên, quay… 

Các loại rau tăng trưởng nhanh

Người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như súp lơ, cải bó xôi, măng, nấm, bạc hà… vì chúng chứa nhiều nhân purin hơn so với các loại rau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nếu thích ăn nhưng chỉ được dùng với lượng cho phép. 

Thực phẩm giàu vitamin C

Mặc dù các thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể, thế nhưng, đối với người bệnh gút chúng làm tăng kết tủa ở cầu thận, cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Do đó, bệnh nhân gút nên hạn chế uống nước cam, nước chanh, trái cây giàu vitamin C. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, cà chua, củ sắn, củ cải trắng để làm chậm quá trình hấp thu đạm. 

Bệnh gút nên kiêng gì trong sinh hoạt?

Không làm việc khuya và quá sức

Những người bị bệnh gút nên hạn chế thức khuya và làm việc quá sức, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Ngoài ra, việc thức đêm cũng khiến các chất đạm khó phân hủy dẫn đến đầy bụng khó tiêu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu.

Tránh căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol. Từ đó có thể sẽ làm tăng huyết áp, tăng lượng mỡ dự trữ, làm yếu cơ. Hơn nữa, khi tăng cân, các cơn đau nhức của bệnh gút sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên xuất hiện. Vì vậy, để giảm thiểu các cơn đau nhức, người bệnh nên hạn chế căng thẳng mệt mỏi.

Không nhịn tiểu

Các acid uric chủ yếu được thận bài tiết ra ngoài cơ thể qua đường nước thải. Do đó, việc nhịn tiểu sẽ khiến một lượng lớn acid uric lắng đọng trong cơ thể, từ đó gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, suy thận cấp, kẽ thận…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh gút, đồng thời giải đáp được nỗi băn khoăn bệnh gút nên kiêng cữ những gì.

Tổng hợp

Rate this post