Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn không phải là tình trạng chung của phụ nữ trong giai đoạn hành kinh. Song, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải vấn đề ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác.

Mục Lục

Triệu chứng của đau bụng kinh dữ dội buồn nôn trong ngày đèn đỏ

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nguyên nhân do đâu?

Đau bụng kinh buồn nôn, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội, trong số đó phải kể đến những yếu tố sau:

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh
Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh

Tìm hiểu thêm: đau bụng kinh uống thuốc gì

  • Tử cung co bóp mạnh: Khi hành kinh, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy chất thải xuống âm đạo để đi ra bên ngoài. Chính điều này dẫn đến tình trạng đau vùng bụng dưới.
  • Hormone thay đổi đột ngột: Trong thời kỳ nguyệt san, nồng độ nội tiết  estrogen và progesterone có thể tăng giảm bất thường. Hormon thay đổi một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể chị em vừa đau bụng vừa xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, đau vùng tử cung.
  • Di truyền: Đau bụng kinh cũng có tính di truyền từ người mẹ sang con gái.
  • Stress, căng thẳng: Việc cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, stress sẽ làm cho nồng độ hormone giảm mạnh, đồng thời tăng hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Kết quả là chị em phải chịu những cơn đau bụng kinh kèm buồn nôn.
  • Mắc phải các bệnh phụ khoa: Nếu đau bụng kinh một cách dữ dội, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, ói, người ớn lạnh, ngứa vùng kín… thì có thể chị em đang mắc phải các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo,…
  • Do viêm dạ dày: Thông thường, khi bị viêm dạ dày bệnh lý này sẽ có triệu chứng đau ở vùng thượng vị, ợ nóng, buồn nôn… khi ăn uống không điều độ, thức khuya. Thế nhưng, khi hormone thay đổi bất thường trong những ngày có kinh cũng có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, và dẫn đến đau bụng và buồn nôn.
  • Các nguyên nhân khác: Chị em uống nhiều rượu, thức khuya và ăn uống không điều độ trong thời gian gần kỳ kinh.

Biểu hiện của tình trạng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Do có hiện tượng buồn nôn nên đau bụng kinh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hay tiết niệu. Theo đó, chị em cần lưu ý những triệu chứng của đau bụng kinh và buồn nôn để sớm có cách khắc phục hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Cơn đau bụng xảy ra ở vùng bụng dưới.
  • Đau bụng thường bắt đầu khi máu kinh xuất hiện và kéo dài khoảng 3 ngày hành kinh.
  • Đau bụng có thể đi kèm với triệu chứng đau đùi, đau lưng.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Có hiện tượng tiêu chảy.
  • Dạ dày trở nên khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, khó ngủ.
  • Thiếu tập trung.

Còn những trường hợp đau do mắc phải bệnh lý phụ khoa thì người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Đau vùng bụng dưới kéo dài, mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Đau kèm theo hiện tượng vã mồ hôi.
  • Người rã rời và ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Ngứa vùng kín
  • Máu kinh có màu khác thường, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Người sốt, ớn lạnh.

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên làm gì?

Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn nên làm gì để không bị kiệt sức, mất năng lượng hoặc gián đoạn những hoạt động sống là thắc mắc của rất nhiều chị em. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng này tại nhà:

Uống trà gừng để giảm đau bụng kinh
Uống trà gừng để giảm đau bụng kinh

Tìm hiểu thêm: đau bụng kinh nên làm gì

– Chườm túi nhiệt trên vùng xương chậu hoặc lưng của bạn;

– Massage bụng;

– Tắm nước ấm;

– Tập thể dục nhẹ nhàng;

– Ăn thực ăn dễ tiêu, bổ dưỡng. Bạn nên ưu tiên nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3, canxi, magie và các loại vitamin E, B1, B6.

– Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc tập yoga;

– Dùng thuốc chống viêm theo hướng dẫn của người có chuyên môn y tế vài ngày trước khi hành kinh;

– Uống trà gừng để ấm bụng và giảm cảm giác buồn nôn.

Chị em bị đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn có thể sẽ thấy ổn hơn nếu nằm với tư thế nâng cao chân hoặc nằm cong người, co đầu gối lại.

Khi cơn đau của bạn trở nên quá nghiêm trọng khiến cơ thể bị kiệt sức và thường xuyên làm gián đoạn các hoạt động sống, hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, nhất là khi thấy các biểu hiện sau đây:

– Đau liên tục sau khi đặt vòng tránh thai;

– Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn liên tiếp trong 3 chu kỳ kinh nguyệt;

– Ra máu đông;

– Chuột rút kèm theo tiêu chảy, buồn nôn và nôn;

– Đau vùng chậu kể cả khi không hành kinh.

Trên đây là những biểu hiện của đau bụng kinh buồn nôn, nguyên nhân và cách khắc phục cho các chị em trong ngày đền đỏ.

 

Rate this post