Đối tượng nào cần thuốc uống bổ sung kali? Những lưu ý khi uống thuốc?

Kali là một khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt tuy nhiên chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ Kali cho cơ thể nên sẽ có những trường hợp cần dùng đến thuốc uống bổ sung Kali. Vậy khi nào nên uống thuốc bổ sung Kali? Nguyên tắc uống thuốc bổ sung kali? Lưu ý gì khi uống thuốc?

Mục Lục

Đối tượng nào cần thuốc uống bổ sung kali?

Các trường hợp sẽ cần uống thuốc bổ sung kali bao gồm:

– Đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị làm thất thoát đi hàm lượng lớn kali.

– Người thường xuyên phải làm các công việc thể chất, làm việc ở những nơi nắng nóng nhiều mồ hôi.

– Những vận động viên tập luyện ở cường độ cao và đổ  mồ hôi quá mức.

– Người đang mắc một số các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ tiêu hóa.

– Mắc rối loạn ăn uống làm chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng, không cung cấp được đủ lượng kali cho cơ thể, điều này làm các dưỡng chất của cơ thể cũng bị thiếu hụt.

– Người nôn ói hoặc mắc tình trạng tiêu chảy diễn ra nghiêm trọng trong nhiều ngày.

– Người hút thuốc lá, uống rượu nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kali cho cơ thể.

Ngoài ra những trường hợp sau khám sức khỏe tại các cơ sở y tế và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống bổ sung kali.

thuoc-bo-sung-kali1
Người nôn mửa thường xuyên nên bổ sung thuốc uống kali theo đúng liều lượng

Nguyên tắc uống thuốc bổ sung Kali

– Chỉ nên bổ sung kali khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:

– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng đúng và đúng thời điểm. Trong trường hợp bỏ lỡ liều dùng nên uống bổ sung thuốc kali càng sớm càng tốt. Nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều bình thường, tuyệt đối không nên uống tăng gấp đôi liều bình thường.

– Sử dụng liều thuốc bổ sung kali nên pha loãng hoặc uống cùng với nước lọc để hạn chế nguy cơ gây ra kích thích dạ dày, tuyệt đối không nên ngậm hoặc nhai thuốc.

– Chú ý bổ sung thuốc kali ngay sau bữa ăn để hạn chế kích ứng dạ dày.

– Trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề nuốt viên thuốc hay thuốc dễ dính vào cổ họng nên thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. Khi kali nếu không giải phóng đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm loét.

– Tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để từ đó thăm khám theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

Liều dùng kali cho cơ thể 

Theo các tổ chức Y tế trên toàn thế giới đã đưa ra lượng kali tiêu thụ hàng ngày khoảng 3500mg/ ngày thông qua thực phẩm. Cũng có một số các  quốc gia ủng hộ khuyến nghị này và cũng có những quốc gia khuyến nghị tiêu thụ ít nhất 4700mg/ ngày.

Tùy từng trường hợp mà sẽ có những liều khuyến nghị bổ sung lượng kali khác nhau như:

  • Đối với những vận động viên tham gia tập luyện với cường độ cao trong thời gian  dài sẽ thiếu hụt đi số lượng lớn kali cần bổ sung thêm kali nhiều hơn bình thường
  • Những người da đen đã có nghiên cứu chỉ ra rằng họ sẽ cần sử dụng đến 4700 mg kali/ ngày
  • Người có nguy cơ cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương hoặc đột quỵ có thể được tiêu thụ ít nhất 4.700 mg kali mỗi ngày
thuoc-bo-sung-kali1
Những người lớn tuổi nên cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc uống bổ sung kali

Xem thêm:

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc uống bổ sung kali

Để quá trình sử  dụng thuốc bổ sung kali đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cần lưu ý một số điều như:

– Cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng, tiền sử dị ứng…

– Người lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị tăng kali máu nên cần hết sức chú ý trong quá  trình sử dụng thuốc uống bổ sung kali hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng

– Có những loại thuốc sẽ xảy ra tương tác với thuốc uống bổ sung kali do vậy hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để có liều dùng an toàn nhất

– Trong quá trình uống thuốc bổ sung kali sẽ làm cho bệnh lý trở lên nghiêm trọng hơn do đó cần cho bác sĩ biết nếu bạn mắc các tình trạng bệnh lý như bệnh tim, bệnh thận, bệnh loét dạ dày…

Trong suốt quá trình sử dụng thuốc kali người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Một số các tác dụng phụ có  thể xảy ra khi dùng thuốc bổ sung kali như:

– Tiêu chảy liên tục

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Xảy ra kích ứng nhẹ ở dạ dày, xì hơi

Ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bổ sung kaili cần dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời xử lý.

Như vậy thông tin bài viết ở trên chia sẻ khi nào nên uống thuốc bổ sung kali?. Hy vọng từ đó sẽ có cách sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Rate this post