Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi đi khám chữa bệnh. Nó là cơ sở quan trọng giúp chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các chỉ số xét nghiệm máu bình thường để mọi người hiểu rõ.
Mục Lục
Xét nghiệm máu để làm gì?
Xét nghiệm máu hay còn được gọi là xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu được thực hiện để hỗ trợ tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây ra bệnh, kiểm tra kháng thể, các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh của bệnh nhân.
Cách đọc kết quả xét nghiệm máu
Hiện nay đang có các loại xét nghiệm máu sau:
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần: chẩn đoán sớm bệnh lý như thiếu máu, ung thư máu,…
- Xét nghiệm mỡ máu: xác định cholesterol, triglyceride trong máu.
- Xét nghiệm men gan : xác định men ALT và men AST.
- Xét nghiệm đường huyết : xác định nồng độ đường trong máu, hỗ trợ chuẩn đoán, điều trị bệnh tiểu đường.
Giá trị các chỉ số xét nghiệm máu bình thường
Dưới đây là một số chỉ số xét nghiệm và tác dụng của chúng khi làm xét nghiệm:
Chỉ số WBC
Chỉ số này xác định số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, WBC bình thường ở trong khoảng 4.300 – 10.800 tế bào/ mm3.
WBC giảm nếu thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi như HIV, virus viêm gan hay thiếu Folate hoặc dùng phenothiazine, thiếu vitamin B12. WBC tăng khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp, u bạch cầu, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, hay sử dụng corticosteroid.
*****Tham khảo thêm: Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride được kiểm soát như thế nào?
Chỉ số LYM
Là các tế bào có khả năng miễn dịch, thường chiếm từ 20 – 25%. Bao gồm hai loại là lympho T và lympho B. LYM giảm nếu bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh như lao, ung thư, bệnh thương hàn nặng và sốt rét. Còn LYM sẽ tăng nếu nhiễm khuẩn, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho hay bị suy tuyến thượng thận.
Chỉ số MPV
Cho biết thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu, thường từ 6,5 – 11fl. Chỉ số tăng nếu mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và giảm trong thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu cấp tính…
Chỉ số NEUT và MON
Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường
NEUT thường chiếm khoảng 60 – 66%, loại bạch cầu trung tính này có chức năng quan trọng là thực bào – tấn công và xử lý các vi khuẩn ngay khi các vi khuẩn này xâm nhập vào trong cơ thể. NEUT giảm khi thiếu máu bất sản, nhiễm độc kim loại nặng…và nó tăng khi bị nhiễm trùng cấp, nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp.
Bạch cầu MON là bạch cầu đơn nhân, biệt hóa thành đại thực bào. Chiếm từ 4 – 8%, chỉ số này tăng khi nhiễm virus, mắc các bệnh lao, ung thư…, và giảm nếu thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.
Chỉ số RBC và HBG
RBC cho biết số lượng hồng cầu trong một thể tích máu, thường từ 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3. Chỉ số này tăng nếu mắc bệnh tim mạch, đa hồng cầu, mất nước và giảm nếu thiếu máu, bị sốt rét, suy tủy,…
HBG cho biết lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu, giá trị thường thấy ở nam là 13 – 18g/dl, với nữ là 12 – 16g/dl. Nó giảm nếu thiếu máu, xuất – tán huyết và tăng nếu mất nước, bệnh tim mạch, bỏng.
Chỉ số HCT và MCV
HCT là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, thường 45 – 52% ở nam và 37 – 48% ở nữ. Chỉ số này tăng nếu mắc bệnh phổi, tim mạch, mất nước,… và giảm khi mất – thiếu máu, xuất huyết.
MCV cho biết thể tích trung bình của một hồng cầu, thường từ 80 – 100fl. Nó tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12, bệnh gan… và giảm trong thiếu máu sắt.
Chỉ số MCH và MCHC
MCH cho biết lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu, khoảng từ 27 – 32pg. Chỉ số này tăng nếu thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh và giảm trong thiếu máu sắt.
MCHC cho biết nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu. Thường từ 32 – 36%, nó tăng giảm tương tự như ở MCH.
Chỉ số EOS và BASO
Các chỉ số xét nghiệm máu
EOS thường chiếm khoảng 0,1 – 7%, bạch cầu ái toan có khả năng thực bào khá yếu. EOS giảm khi dùng corticosteroid và tăng nếu nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lý dị ứng và
BASO có giá trị thường là 0,1 – 2,5%, quan trọng trong các phản ứng dị ứng. BASO sẽ tăng trong sau phẫu thuật cắt lách, mắc bệnh đa hồng cầu và giảm nếu bị tổn thương tủy xương, bị stress,…
Chỉ số RDW, PLT và PDW
RDW cho biết độ phân bố kích thước hồng cầu, chỉ số càng cao (trên 15%) thì kích thước này thay đổi càng nhiều.
PLT là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu, thường từ 150 – 400 nghìn/cm3. Chỉ số này có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Chỉ số này tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, rối loạn tăng sinh tủy xương, viêm nhiễm. Còn giảm trong suy tủy hoặc ức chế tủy xương, hóa trị liệu, cường lách, ung thư di căn, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,…
PDW cho biết độ phân bố kích thước tiểu cầu, thường từ 6 – 18%. Nó tăng khi mắc bệnh ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết,… và giảm trong nghiện rượu.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số xét nghiệm máu bình thường. Các chỉ số này có vai trò khá quan trọng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân.