Vài nét về văn hóa đọc sách của người Nhật

Nhật Bản không những được biết đến như một cường quốc về kinh tế, một đất nước có phong cách sống độc đáo, nền giáo dục phát triển mà còn được biết với nhiều đặc trưng văn hóa ấn tượng. Trong đó đáng nhắc đến văn hóa đọc sách của người Nhật. Người Nhật Bản coi việc đọc sách như một phương thức để giải trí và tiếp thu kiến thức và nó cũng như một bản sắc không mai một theo thời gian.

Mục Lục

1. Giới thiệu văn hóa đọc sách của người Nhật

Văn hóa đọc sách của người Nhật đang được đánh giá có sự phát triển mạnh mẽ. Hiện nay tuy những nhà nghiên cứu Nhật Bản đang cảnh báo về tình trạng trẻ em “xa rời việc đọc sách” và ngành xuất bản tại nước này có dấu hiệu sa sút do sự cạnh tranh của mạng Internet thì Nhật Bản vẫn là nước có văn hóa đọc phát triển hơn hẳn các nước ở xung quanh.

Văn hóa đọc sách của người Nhât

Văn hóa đọc sách của người Nhật

Theo thống kê của Viện nghiên cứu khoa học xuất bản của Nhật Bản thì số đầu sách mới được xuất bản ở Nhật Bản năm 2010 là 74.714. Một cuộc khảo sát khác cũng cho thấy năm 2010 ở Nhật Bản có tới 15.314 hiệu sách.

Cũng theo kết quả cuộc “Điều tra giáo dục xã hội” về hệ thống thư viện, năm 2008, Nhật Bản có 3165 thư viện Những số liệu thống kê của cuộc điều tra này qua nhiều năm cũng cho thấy số lượng thư viện ở Nhật Bản liên tục tăng từ năm 1963. Khảo sát cũng chỉ ra rằng 100% các tỉnh, 98% thành phố, quận, 59.3% khu phố, 22.3% làng có thư viện. Số lượng nhân viên thư viện trung bình là 10.3 người/thư viện trong đó có 4.6 người có kỹ năng chuyên môn.Những thư viện này ngoài hoạt động cho mượn sách còn tổ chức các ngày hội đọc sách, thưởng thức sách, triển lãm sách, đọc sách cho trẻ em nghe…

Với hoạt động đọc sách trong trường học,  năm 2007 khi Luật giáo dục trường học được sửa đổi, cụm từ “làm cho học sinh quen với việc đọc sách” đã được đưa vào điều khoản quy định . Ngành giáo dục nước này rất quan tâm đến việc đọc sách của học sinh.

2. Văn hóa đọc sách của người Nhật đối với đời sống con người tại quốc gia “mặt trời mọc”

Trong đời sống xã hội, đọc sách đã trở thành một thói quen thường ngày của người Nhật tại đất nước mặt trời mọc. người ta cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh người dân đọc sách tên tàu điện, xe buýt, nhà ga, sân bay, trong công viên…Một kết quả điều tra của Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản thì trung bình một người Nhật đọc 12-13 cuốn sách/năm (thống kê năm 2016).

Người Nhật đọc sách mọi lúc mọi nơi

Đất nước này cũng có nhiều hội đoàn ra đời từ phong trào đọc sách và lãnh đạo phong trào đọc sách. Có thể kể đến Hội đọc sách Nhật Bản .Tổ chức này được lập ra với mục đích nghiên cứu, tiếp cận việc đọc sách dưới góc độ khoa học để đưa ra những kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho văn hóa đọc ở Nhật Bản.

Nhật Bản cũng có rất nhiều tờ báo và tạp chí quan tâm đến tình hình đọc sách, đồng thời cũng thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy văn hóa đọc . Trong đó tiêu biểu là tờ báo chuyên về văn hóa đọc có tên “Báo đọc sách Nhật Bản” thuộc Hiệp hội xuất bản Nhật Bản. Đặc biệt hơn, ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng đọc sách như là một liệu pháp điều trị những căn bệnh có liên quan đến vấn đề tinh thần-tâm lý như trầm cảm, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên… Hội liệu pháp đọc sách Nhật Bản là nơi tập hợp những người ủng hộ và áp dụng liệu pháp điều trị này.

Trong thời gian gần đây, sự phổ cập của điện thoại thông minh, những người cao niên tại Nhật Bản lo ngại rằng thế hệ trẻ Nhật Bản sẽ xa rời sách giấy, chuyển sang đọc sách điện tử, thậm chí là sẽ ngừng đọc sách do bị thu hút bởi các trò chơi trực tuyến.Tuy nhiên những lo ngại này dường như vẫn chưa trở thành sự thật và lượng sách và tạp chí phát hành tại Nhật Bản vẫn gia tăng một cách đều đặn trong 10 năm gần đây, với tốc độ đáng mơ ước tại nhiều quốc gia là trên 7% mỗi năm.

Rate this post