Không ít người vẫn băn khoăn không biết xét nghiệm máu RDW là gì? Ý nghĩa cụ thể của chỉ số này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Mục Lục
RDW là gì?
RDW là cụm từ viết tắt của Red cell Distribution With, nó là độ rộng phân bố của hồng cầu trong cơ thể. Thực tế, mỗi tế bào hồng cầu được phân bố ở mọi tế bào trong cơ thể. Các tế bào này có kích thước và thể tích nhất định, vì thế nếu các số đo của nó lớn hơn bình thường chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
RDW có giá trị bình thường nằm trong khoảng 9 – 15%, nếu RDW càng cao có nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Xét nghiệm RDW được xem là một phần không thể thiếu trong việc đưa ra kết quả xét nghiệm máu hoàn chỉnh.
Công thức máu RDW là gì
Với xét nghiệm rdw bác sĩ sẽ chẩn đoán được các bệnh về thiếu máu hay hồng cầu có đủ oxy đến các tế bào trong cơ thể hay không. Bên cạnh đó xét nghiệm được áp dụng trong một số trường hợp như: Rối loạn máu thalassemia; Bệnh tiểu đường; Bệnh tim; Bệnh gan; Ung thư.
Những ai cần đi xét nghiệm RDW?
Nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau thì nên đi làm xét nghiệm RDW:
- Mất máu nhiều.
- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính Crohn.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Chế độ ăn uống thiếu sắt và các khoáng chất cho cơ thể.
- Mắc bệnh nhiễm trùng dài ngày.
- Bệnh nhân mắc triệu chứng thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao và chân tay lạnh.
- Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và các rối loạn máu liên quan đến di truyền khác.
****Tham khảo thêm: Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Cách đo chỉ số đường huyết?
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm RDW là gì?
Chỉ số RDW cao hay thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Theo đó, khi thực hiện xét nghiệm bạn sẽ nhận được các kết quả như sau:
Chỉ số RDW bình thường và MCV tăng cao
Nếu chỉ số rdw bình thường và chỉ số MCV tăng cao thì có thể bạn gặp các vấn đề như sau:
- Bệnh enziym.
- Bệnh bạch cầu.
- Thiếu máu bất sản.
- Bệnh tan máu cấp tính.
- Bệnh thalassemia dị hợp tử.
- Bệnh hemoglobin không thiếu máu.
Chỉ số RDW giảm
Chỉ số RDW là gì?
Nếu chỉ số RDW giảm bạn có thể sẽ mắc phải một số bệnh lý như:
- Thiếu sắt
- Hội chứng thalassemia.
- Bệnh hemoglobin khác.
- Sideroblastic anemia.
- Thiếu máu trong bệnh mãn tính.
- Bệnh suy thận mạn tính.
- Bệnh nhân nhiễm độc chì.
- Những người nghiện rượu.
Chỉ số RDW tăng
Kết quả xét nghiệm chỉ số RDW tăng cho thấy người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe như sau:
- Bệnh ung thư phổi.
- Bệnh hồng cầu liềm.
- Bệnh nhiễm khuẩn huyết gram âm và dương.
Những điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm RDW
Khi xét nghiệm máu nói chung hay xét nghiệm máu nhằm đánh giá chỉ số RDW thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Không uống thuốc trước khi làm xét nghiệm máu, nếu bạn lỡ uống thuốc hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Nhịn ăn: Một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật….Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Hy vọng với những giải đáp chi tiết trên đây thì xét nghiệm máu RDW là gì sẽ không còn là băn khoăn của các bạn khi thực hiện. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết rõ hơn về những chỉ số RDW này nhé.